Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

thơ vui

Anh đi công tác ở Cu
Ba anh vẫn thấy như thời còn xuân.
Dẫu cho con tạo xoay vần
Cu ba vẫn chẳng ngại ngần xông pha.
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Cu ba mới phải gọi là tĩnh dương (tĩnh dưỡng)




Pháo đài hoành tráng thế
Nòng pháo bé tí ti !
- Bé nhưng mà có võ

Bắn liên thanh trường kỳ.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tranh hoa si Cuba

Mọi người xem tranh của một họa sĩ Cuba và hãy liên tưởng Việt Nam

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Thông báo lỗi kỹ thuật



Tôi có một số bài viết về thực trạng kinh tế, xã hội Cuba và về dự án chúng tôi đang thực hiện. Tuy nhiên vì nhiêu lý do khác nhau không thể đãng tải trong lúc này-  Tôi sẽ upload những bài viết này khi có điều kiện thuận lợi!

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Bài 6. Giao thông tại Cuba


(Xe buyt Cuba)
Cùng vơi Internet thì giao thông tại Cuba vẽ nên bức tranh không mây thú vị. Thực trạng giao thông Cuba hiện nay gần giống với Việt Nam những năm 80-90 của thế kỷ trước. Xe ô tô con  tại Cuba chủ yếu là xe cũ đời 1960 đỏ về trước được đại tu nhiều  lẩn và khói xả mù mít. Gần đây chính phủ và tư nhân cũng nhập xe đời mới nhưng giá rát cao do vậy loại xe nay vẫn còn ít và chủ yêu là dành cho quan chức và người nhà của lái xe mà thôi.
Việc đi  lai của da số nhân dân là các phương tiện công cộng như xe ca, buýt hay tàu hỏa. Giá cả các phương tiện nay rất rẻ. Đi 100km mất 5peso (5000 VND) nếu đi tàu hỏa và 10 peso nếu đi xe buýt nhưng thời gian đi có thể là từ 4- 8 giờ không nói trước được. Mặc dù đi lại khá nhiều nhưng các chuyện gia Việt Nam được xe của dự án đưa rước. Phải nói đó cũng là một may mắn trong một năm công tác tại nước bạn.
Xe ca tại Cuba có một phần lớn là xe được cải tạo từ xe tải loại  zin130 của Liên Xô cũ. Phải nói rằng người có sức khỏe mới đi được loại xe này vì nó xóc và thùng xe bịt kín.
Xe đạp là phương tiện cho những người nghèo đi chuyển trong cự ly gần khoảng từ 5-10km. Xe máy điện cung được nhiều bạn trẻ sử dụng . Xe máy thì khá hiểm vì giá cả đắt đỏ gấp 2 lân Việt Nam vì nhà nước hạn chế nhập loại xe này.
Đường sá tai Cuba khá tốt và phần lớn do Liên Xô giúp trước kia. Tuy nhiên đến nay đang trên đà  hư hỏng nhiều. Đặc biệt hai bên đường không có nhà cửa san sát hàng quán như ở VN. Vì vậy dường sá trông thoáng và đẹp
Trước năm 1959 Cuba đã có một thời kỳ phát triển theo hướng tư bản. Vì vậy nền tảng về dân trí và cơ sở vật chất bề thế hơn so vơi xuất phát điểm của Việt Nam là từ chế độ phong kiến. Nếu được mở của Cuba sẽ vượt Việt Nam trong tương lai gần.


Bài 4. Đời sống văn hoá


   Cuba ảnh hưởng nhiều bởi văn hoá Nam Mỹ nên người dân Cuba rất thích âm nhạc và nhảy múa. Cứ đến ngày chủ nhật là phân lớn thanh niên tập trung tại công viên nghe nhạc đồng quê (country music). Thỉnh thoảng có dăm ba thanh niên nhảy vũ điệu Samba nổi tiếng. Trong khi những người đứng tuổi thì tay cầm lon hoặc vại  bia  hơi và vaf mải mê nói chuyện với nhau. Những buổi sinh hoạt kiểu này thường kéo dài từ sáng cho đến tối.
Chưởng trình TV của Cuba rát nghèo nàn. Truyền hình cáp tại các khách sạn chỉ phát 5-7 kênh, trong khi phần lớn nhân dân chỉ xem được 3-5 kênh. Tin tức thời sự rất ít. Tin thế giới chủ yếu là tiếp sóng kênh TeleSUR  của Venezuela khoảng 1-2 giờ/ ngày và tập trung đua tin các nước bạn bè nói tiếng TBN như Bolivia, Acgentina,Chile, Paragoay... Các chương trình giải trí và thể thao chủ yêu la phát lại những tiết mục từ nhũng năm 1990 đổ về trước.
Ở Cuba tôi đi nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy chợ dân sinh như ở Việt Nam. Thỉnh thoảng ở những nơi sầm uất có khoảng 5-10 người bán  một vài mặt hàng lẻ tẻ cho sinh hoạt như: bánh mì, ổ điện, phích cắm, dây điện và một vài xe đẩy bán nước trái cây ép.Tất cả hàng hoá người dân đều phải mua ở cửa hàng phân phối hay tự sản xuất lấy để dùng.
Người dân Cuba thích sinh hoạt ngoài trời và không thích nhậu rồi quậy phá ầm i như người Việt. Tuy vật chất thiếu thốn nhưng họ sống có vẻ thoải mái, không lo lắng nhiều. Âu đó cũng là cách để thích nghi với thực tế hiên nay.
Trươc khi đọc bài về một linh vực còn tồn tại nhiêu bất cập là giao thông  vào kỳ sau xin dành ít phút cho chương trình quảng cáo  nước giải khát Tân Hiệp Phát hoàn toàn không có ruồi. Còn bây giờ xin tạm biệt.

Bài 3: Đời sống người dân


Ngươi Cuba rất cần cù và chịu khó. Đặc biệt tôi không thấy họ bon chen hay lam lũ như người dân Việt Nam mấy năm trước. Trông họ tự tin, cởi mở và không giữ kẽ như người Việt. Trẻ em đi học không phả trả học phí. Tất cả mọi người đều được khám và chữa bệnh không mất tiền. Chất lượng các dịch vụ này ra sao tôi chưa có thơi gian tìm hiểu nhưng chắc chắn là rất cần thiết cho người nghèo.
Kinh tế Cuba chủ yếu dựa vào nền kinh tế quốc doanh. Tất cả các tập đoàn, công ty hay các hợp tác xã đều do nhà nước quản lý. Nhà nước phân phôi sản phẩm công, nông nghiêp theo chế độ tem phiếu hoặc sổ mua hàng. Tiêu chuẩn cho 1 người (từ già đến trẻ)  là 5 kg gạo, 8 quả trứng; 0,5 kg thịt/ tháng. Giá mua các mặt hàng này cực rẻ ví du gạo giá chỉ 0,15 peso/kg trong khi giá thị trường là 12 peso/kg.
Thu nhập giữa các ngành nghề có sự khác biệt. Dịch vụ và du lịch có lương cao nhất khoảng 800- 2000 Peso/tháng, trong khi các ngành nghề khác chi nhận được 300- 500  peso/tháng.
Nhiều người tăng thu nhập bằng cách đi làm thêm cho các ông chủ nhỏ với tiền công 60 peso/ngày. Tuy không nhiều nhưng là khoản tiền đáng kể đẻ bù thêm vào tiêu chuẩn hàng tháng mà nhà nước cấp thiếu. Nhìn chung mức sống người dân Cuba còn thấp nhưng họ tự tin và có vẻ hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Bài 2: Mạng Internet tại Cuba


Toàn bộ mạng Internet tại Cuba đều do Tổng công ty Etecsa quản lý. Tổng công ty này giống như Tổng cục Bưu chính Viễn Thông  của Việt Nam vậy. Họ độc quyền quản lý điên thoại và Internet. Không có các công ty tư nhân được phép tham gia kinh doanh trong linh vực này. Cho đến hết năm 2015 toàn Cuba có 65 điểm truy cập wifi. Kế hoạch trong năm 2016 cả nước phấn đấu đạt thêm 15 điểm nữa là 80 điểm và phân bố đều trong 16 tỉnh thành. Thực trạng mạng Internet tại Cuba hiện nay giống nhu Việt Nam cach  đây 16-17 năm. Trong 1 tháng qua tôi  đã đi 4 tỉnh: Habana, Mayabeque, Mantazas và Atemisa thấy đều có chung đặc điểm là: chỉ có những  tỉnh lớn mới có điểm truy cập bàng wifi. Phần lớn các huyện có hai may CPU kết nối mạng bằng cáp điện thoại tốc độ truyền 128 kbp/s chủ yếu là gửi và nhận thư ( tải và gửi ảnh rát chậm). Ngoài ra còn có thể có thêm 2-10 máy để bàn (Intel 2) dành  cho trẻ con chơi game ofline
Một thẻ cào giá trị 2 CUC ( tương đương với 46 Peso hay 50 ngàn VND) thì truy cập được trong 1 giở. Vơi tốc độ khoang 128kbp/s thỉ bạn phải thao tác thật nhanh nếu không sẽ chẳng tải hoặc up lên được gỉ cả. Đó là chưa nói đến việc phải xếp hàng 1-2 giở mới đến lượt mình được phép vào phỏng để truy cập mạng. Nói chung là bạn phải mất nửa ngảy đẻ nhận hoặc gửi thư.
Người dân Cuba ngày nay , đặc biệt là người thành phố rất thích Internet. Tuy nhiên nhũng người truy cập mạng chủ yêu là người có thu nhập cao hoặc có thân nhân ở nước ngoài. Với  thu nhập hiện nay (25-30 USD/tháng) thì người dân Cuba rất khó tiếp cận được dịch vụ tiện ích này nếu nhà nước không tăng lương hoặc giảm giá cước.
Bây giờ là  thời lượng dành cho chương trình quảng cáo nước giải khát Tân Hiệp Phát không có ruồi trước khi chuyển sang đề tài khác.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Nhũng bài viết ngắn về đất nước và con người Cuba


Bài mở đầu: Anh hùng bất đắc dĩ
Chương trinh hợp tác Vietnam – Cuba nhằm mục đích to lớn  là góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nước bạn. Một anh hùng xứ  Nghệ  ngay trong ngày mủng 4 tết năm Bính Thìn đã xuất phát từ Sải gòn, cũng tới Pari lạnh giá ( anh không có gạch sưởi ấm). Sau đó anh tới La Habana với mục tiêu cụ thể là hoàn thành nhiệm vụ và trở vê Việt Nam trước tết 2017. Hiện tại chưa làm gì anh chi ngồi viết chuyện phiếm và không biết khi nào up lên mạng được vì không có wifi

Bài 1: Vải nét về Cuba 
Cuba là quốc đảo nầm ở vùng biển Caribe bao gồm 1600 đảo  lớn nhỏ. Dân số khoảng gần 12 triệu người, trọng  đó dân  sô thành thị chiếm hơn 75 phần trăm. Về kinh tế: chủ yếu Cuba là đất nước của du lịch ( chiếm 72 phần trăm GDP), công nghiệp 23 và nông  nghiệp chiếm 5 phần trăm. Bình quân  GDP 5000 USD người/ năm. Tuy nhiên thu nhập của cán  bộ CNV thấp  chỉ khoảng 25 USD/tháng. Nhà nước bao cấp nhiều mặt hang chính. Giá  cả mua một số mặt hàng nhu thịt, gạo...  cực kỳ rẻ chỉ bằng 1/10 giá thi trường. Trẻ em và người già được nhận 1lit sữa/ ngày. Nhìn chung cuộc sống của người dân không giàu nhưng cũng không đến nỗi vất vả.
La Habana  là một thành phố biển xinh đẹp và quyến rũ với dân số 2,2 triệu người. Dân cư không thuần nhất, chủ yếu là người da trắng (gốc TBN), da đen (gốc châu Phi) và ngươi Hoa ( người Hoa chiếm khoảng 1 phần trăm). Người dan Cuba nói chung và La Habana nói riêng thân thiện và mến khách. Tác phong và lối sống của họ trông khoáng đạt hơn người châu Á.
Tôi ở khách sạn ba sao tại Habana hơn 1 tuần nay nhưng không có mạng Internet (khách sạn 4-5 sao co Internet nhưng phai mua thẻ cào 2CUC (1CUC = 1,1 USD = 24 peso= 24000 VND) thực  tế phải mua 3 CUC  nhưng rất khó mua). Bài tới  tôi sẽ viết  riêng về đề tải này.  Bây giờ dành ít phút quảng cáo cho nước giải khát Tân Hiệp Phát không có ruồi- Hẹn gặp lại